Lịch sử ngành da Việt Nam đã trải dài hàng trăm năm, và hiện nay ngành da nước đã có sự phát triển mạnh mẽ và vươn mình ra thế giới. Hôm nay, Hội An Leather sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cội nguồn ngành da nhé. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay nào.
1. Sư tổ của ngành da Việt Nam.
Nghề thuộc da và làm đồ da nước ta do ba vị sư tổ dẫn dắt, đó là:
- Cụ Tổ Phạm Qúy Công, tự Đức Chính.
- Cụ Tổ Nguyễn Qúy Công, tự Sĩ Bân.
- Cụ Tổ Phạm Qúy Công, tự Thuần Chinh.
Sinh quán của ba ngài Tại Tổng Phan Xá, Phủ Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương, ngày nay thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương. Ba vị sư tổ đều kế thừa dòng dõi phong lưu, quý tộc. Nhờ học chung trường và sự tâm đầu ý hợp, ba vị nhanh chóng kết bằng hữu với nhau. Khi tham gia vào công việc triều chính, ba vị đều dốc sức hướng dẫn người dân canh tác, làm ruộng phương pháp mới hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên, kinh tế các gia đình nông dân vẫn không khá lên, ba vị lại khăn gói lặn lội đi tìm nghề mới cho dân tộc. Từ đây nghề thuộc được ba vị tìm hiểu và dẫn dắt vào nước ta.
Dưới Triều Lê Thánh Tôn, ba vị được ban phong tước ghi công với đất nước:
- Cụ Tổ Đức Chính được sắc phong phong BẢO HỰU LINH PHÙ, họ Phạm Trọng, thôn Văn Lâm.
- Cụ Tổ Sĩ Bân được ban phong làm TÍCH KHÁNH LINH PHÙ, họ Nguyễn Duy, thôn Phong Lâm.
- Cụ Tổ Thuần Chinh được phong làm DIÊN HỰU LINH PHÙ, họ Phạm Trọng , thôn Văn Lâm.
Đến thời nhà Nguyễn, vua Khải định lại sắc phong các ngài là DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN. Đền thờ sư tổ hiện nay vẫn còn nguyên vẹn tại quê hương ba vị và được ghi nhận sắc phong thời Nguyễn.
2. Câu chuyện lịch sử ngành da Việt Nam.
Vào công nguyên 1487, dưới thời của vua Lê Thánh Tông có nhóm thổ dân Trung Quốc, nổi loạn gần ranh giới biên thuỳ nước ta. Nhóm thổ dân này liên tục cướp của giết người khiến cho lòng dân hoang mang. Vua Lê Thánh Tông đã cho quân lính đi dẹp loạn giặc thổ dân, đồng thời cử cụ Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung sang Trung Quốc để giải thích sự việc và giữ mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc.
Thời ấy, dân ta còn rất cơ hàn, hầu hết kinh tế người dân phụ thuộc vào nghề nông. Với tấm lòng thương dân và vốn nhìn xa trông rộng, ba vị tổ đã chớp lấy cơ hội ngoại giao này, xin được đi cùng cụ Nguyễn Thời trung với mục đích học hỏi công nghệ mới và đem về truyền dạy cho dân ta, phát triển kinh tế đất nước. Vua Lê cũng đã điều thêm các thợ may, thêu cùng ba vị đi sang Trung Quốc học hỏi.
Đến Bắc Thành (Bắc kinh ngày nay), Các vị dạo hết các con phố để tìm kiếm công nghệ tiên tiến của người Trung Quốc. Sau nhiều lần xem xét, các vị đã thống nhất với nhau chọn học nghề thuộc da của Trung Quốc. Người Trung Quốc thường không truyền dạy nghề cho người khác, điều này khiến các vị phải mất rất nhiều thời gian, công sức để thuyết phục và học nghề.
Khi về đến nước nhà, ba vị được vua khen thưởng và ra lệnh chỉ dạy nghề thuộc da cho người dân. Từ đây, nghề thuộc da trở nên phổ biến và ngành sản xuất da được hình thành.
3. Các loại da thông dụng trong lịch sử ngành da Việt Nam.
-
Da bò.
Khi bắt đầu nghề thuộc da, người dân nước ta thường thuộc da bò bởi quy trình đơn giản nhất và chất lượng tương đối cao. Do đó lịch sử ngành da Việt Nam rất phổ biến da bò. Chúng thường được dùng làm mặt trống, quần áo, yên ngựa… số ít được dùng làm giấy viết.
Ngày nay thì da bò vẫn được dùng rất phổ biến và được dùng để làm ghế sofa, túi xách, giày dép, quần áo, thắt lưng. Đặc biệt, sản phẩm làm thủ công từ da bò có tính thẩm mỹ rất cao và có giá trị kinh tế lớn.
-
Da trâu.
Lịch sử nước ta ghi nhận da trâu là loại da phổ biến xếp sau da bò. Da trâu chỉ được dùng phổ biến để da trống. Đến nay thì da trâu ít được sử dụng vì không có tính thẩm mỹ và bề mặt lỗ to.
-
Da dê.
Thời xưa, người dân nước ta còn thuộc da dê để làm túi đựng nước, giấy viết. Cho đến ngày nay thì da dê được dùng phổ biến hơn. Hiện nay, da dê được dùng làm áo khoác, giày dép, ví hoặc các món đồ handmade.
-
Da hổ, cáo, chó sói, chồn.
Đây là loại da được dùng để thể hiện quyền lực và tầm ảnh hưởng vào thời xưa. Chúng được lấy từ các động vật hoang dã nguy hiểm và thường dùng để làm thảm, khăn choàng. Ngày nay thì loại da này được hạn chế sử dụng để bảo vệ động vật hoang dã.
-
Da cá sấu.
Ngày xưa, da cá sấu là loại da ít được dùng nhất. Công nghệ ngày xưa chưa đủ để khai thác tốt nhất vẻ đẹp và độ bền của da cá sấu. qua hàng trăm năm, công nghệ phát triển, da cá sấu dần phổ biến hơn và trở thành mặt hàng đắt đỏ và thu hút nhiều khách hàng nhất.
4. Xu hướng lựa chọn đồ da hiện nay.
Ngày nay, con người luôn theo đuổi xu hướng thời trang cá tính. Do đó, đồ da thủ công mỹ nghệ hiện nay được rất nhiều khách hàng chào đón. Có thể nói sản phẩm ví da handmade được đứng đầu top các sản phẩm đồ da được ưa thích. Ví da Hội An Leather được làm từ da bò thuộc, đây là chất liệu được hầu hết khách hàng lựa chọn và tin dùng. Thiết kế của ví da Hội An hướng theo phong sang trọng và thể hiện sự quý phái.
Xếp sau mức độ phổ biến của ví da là túi, balo da. Các mặt hàng túi, balo da tại Hội An Leather được thiết kế tinh xảo, các đường kim mũi chỉ được thực hiện bởi những nghệ nhân handmade Hội An. Tất cả sản phẩm đồ da thủ công mỹ nghệ Hội An đều không chỉ đẹp hài hòa về hình thức mà còn đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi còn có các mặt hàng bọc da xe, phụ kiện thời trang,… rất được khách hàng ưa chuộng. Tất cả đều được làm thủ công bảo đảm độ thẩm mỹ đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã có thêm sự hiểu biết về lịch sử ngành da Việt Nam, cũng như sự lựa chọn đồ da thích hợp với mình. Nếu có nhu cầu tìm mua đồ da handmade, các bạn có thể tham khảo tại hoianleather.com. Chúng tôi có rất đa dạng sản phẩm đồ da để các bạn thoải mái lựa chọn.
Xem thêm:
» 5 Sai Lầm Khi Mua Đồ Da Bò Nam
» 5 Sai Lầm Khi Mua Đồ Da Bò Nữ
» 10 Cách Làm Sạch Túi Da Thật Cực Kỳ Đơn Giản
» Follow Chúng Tôi Tại Fanpage Facebook: Hội An Leather
Được viết bởi: Lendo Fashion
Chia sẻ: